𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐥𝐚̀ “𝐭𝐮̛̀ 𝐜𝐡𝐨̂́𝐢 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮”? 𝐚.𝐤.𝐚. 𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐥𝐚̣𝐢 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐭𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐱𝐞𝐦 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐧𝐠𝐡𝐞 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐦𝐢̀𝐧𝐡?
Với nhiều người, phát biểu rằng tranh của Jackson Pollock là “đẹp” là một điều khó hiểu. 𝘛𝘢̣𝘪 𝘴𝘢𝘰 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘷𝘦̂́𝘵 𝘮𝘶̛̣𝘤 𝘣𝘢̂̉𝘯 𝘯𝘢̀𝘺 𝘭𝘢̣𝘪 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘤𝘰𝘪 𝘭𝘢̀ 𝘬𝘪𝘦̣̂𝘵 𝘵𝘢́𝘤? 𝘛𝘢̣𝘪 𝘴𝘢𝘰 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘷𝘦̃ 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘨𝘪̀ 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤, 𝘣𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̀ 𝘥𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘥𝘢́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘤𝘢́𝘤 𝘰𝘭𝘥 𝘮𝘢𝘴𝘵𝘦𝘳𝘴? 𝘓𝘰̂́𝘪 𝘷𝘦̃ 𝘵𝘳𝘶̛̀𝘶 𝘵𝘶̛𝘰̛̣𝘯𝘨, 𝘤𝘢́𝘤 𝘷𝘦̣̂𝘵 𝘮𝘢̀𝘶 𝘵𝘩𝘰̂ 𝘣𝘢̣𝘰 𝘯𝘢̀𝘺, 𝘯𝘰́ 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘵 𝘭𝘢̀ 𝘹𝘢 𝘭𝘢̣. 𝘕𝘰́ 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘨𝘰̛̣𝘪 𝘯𝘦̂𝘯 𝘤𝘢̉𝘮 𝘹𝘶́𝘤 𝘨𝘪̀ 𝘯𝘨𝘰𝘢̀𝘪 𝘴𝘶̛̣ 𝘣𝘰̂́𝘪 𝘳𝘰̂́𝘪, 𝘩𝘰𝘢̀𝘪 𝘯𝘨𝘩𝘪 𝘷𝘢̀ 𝘭𝘢̣ 𝘭𝘢̂̃𝘮.
Kể cả với những người cởi mở, thì quá trình tiếp nhận những trải nghiệm mới vẫn luôn cần sự chuẩn bị. Ví dụ, trước khi nếm thử đồ ăn Ả Rập lần đầu tiên, ta luôn cần chỉnh đốn lại đầu óc và cố gạt đi những định kiến về ẩm thực. Nếu không thực sự tập trung, ta rất khó thấy được cái hay trong những tác phẩm mới. Một tâm trí trong tình trạng thư giãn thường chỉ dễ bị gợi ý bởi những hình thức thể hiện quen thuộc.
Những bản nhạc kinh điển như Mariage d’Amour của Paul de Senneville luôn dễ dàng làm chúng ta thổn thức, nhưng chúng ta thấy nhạc của Olivier Messiaen thật quái đản. Mình thử bật cho các bạn mình nghe rồi, không ai chịu nổi, kể cả với người chơi đàn lâu năm. Tuy nhiên thầy giáo có giảng qua cho mình một chút về những nhịp điệu tinh hoa mà Messiaen có sử dụng trong các tác phẩm của ông. Từ đó, mình nghe nhạc ông thường xuyên hơn vì cảm thấy hưng phấn và giàu liên tưởng hơn.
Thầy còn bảo: ‘Đấy các bạn xem, nhạc càng đơn giản thì càng dễ tiêu hoá. Con người không ghi nhớ được một giai điệu quá lâu. Ví dụ như Black Pink chẳng hạn. Cả bài có mỗi một câu how you like that, e è e é.’
Tình trạng “từ chối hiểu” có thể gặp ở bất cứ một cá nhân nào. Tâm lý học giải thích: “Trong quá trình phát triển, con người sẽ bị gắn vào các images nguyên thuỷ. Các images này sẽ in hằn những vết tích vào vô thức trong suốt quá trình sống. Tương tự như trong thực nghiệm với đàn vịt con của Lorenz *. Những hình ảnh này sẽ gắn chặt với kế cấu nhận thức để gây những cảm xúc về những hình ảnh quen thuộc, đặc biệt là những đối tượng ban đầu. Nó cũng gây đào thải các images khác. Quá trình này gọi là chọn lọc dạng vô thức”.
(*) Vịt con mới nở từ trứng sẽ coi hình ảnh chuyển động đầu tiên trong mắt chúng là vịt mẹ. Các bạn xem Tom & Jerry nhiều sẽ nhớ cái tập mà con vịt tưởng nhầm mèo Tom là mẹ, dù mèo Tom chỉ chực chờ ăn thịt nó.
Việc chúng ta khó tiếp nhận các kích thích mới lạ, một phần vì quá trình đào thải nói trên.
Một nguyên do khác: Người ta hay lo sợ về những gì người ta không biết. Người ta chống lại nó để bảo vệ sự toàn vẹn của cái tôi. Nhiều người kịch liệt bảo vệ nghệ thuật cổ điển và phỉ báng nghệ thuật đương đại (hoặc ngược lại), đôi khi không phải vì bản thân lĩnh vực nghệ thuật đó – mà vì họ gán “cái tôi” của mình vào đó. Bạn thử nói với một con nghiện đồ luxury rằng hãng Louis Vuitton làm đồ xấu vonlai xem. Bạn sẽ bị ghét ngay lập tức. Đôi khi người ta còn sẵn sàng tử vì đạo để bảo vệ cái tôi cơ mà. Thế đã là gì. Nên mình cho rằng việc phỉ báng “đức tin” của một người là một hành động tuyên chiến, đặc biệt là những người ở nhóm nhạy cảm. Những người đang “không gặp thời” chẳng hạn. Trừ phi bạn thực sự, thực sự muốn tốt cho người ta, thì không nói.